Học trò và tác phẩm văn học
- Ngày 5-9 : Cổng trường mở ra !
- Học trò nữ mong ước : Cây sấu Hà Nội ; Kẹo mầm ; Bánh trôi nước; Một thứ quà của lúa non- Cốm!
- Thầy giáo nổi nóng : Bài ca nhà tranh bị gió thu phá!
- Giờ truy bài : Kiêu binh nổi loạn!
- Học sinh làm bài kiểm tra : Giông tố.
- Trò dốt được điểm cao: Tiến sĩ giấy!
- Trúng tủ đề thi : Số đỏ.
- Bị cảnh cáo trước toàn trường: Vang bóng một thời.
- Học sinh viết văn: Tràng giang
- Quay cóp bài: Đôi mắt !
- Liên hoan cuối năm : Một bữa no !
- Bài kiểm tra nộp giấy trắng : Tờ hoa !
- Ngồi trong lớp “thả hồn” qua cửa sổ : Dế mèn phiêu lưu ký !
- Mở vở giờ kiểm tra: Bước đường cùng !
- Ăn quà vặt trong giờ học: Vội vàng !
- Bị mời phụ huynh: Con có thương thầy, thương u (trích tác phẩm “Tắt đèn”)!
- Lại bị viết bản kiểm điểm : Thề non nước !
- Học trò buôn dưa lê : Tràng giang !
- Lớp chuyên Toán trong giờ Văn : Những người khốn khổ!
- Lên bảng : Hành lộ nan.
- Học sinh chuyển lớp : Tống biệt hành.
Tự bạch của một Fan ban nhạc Bức Tường
Tên : Dế mèn
Biệt danh : Mắt đen
Sở thích : Khám phá
Đồ vật thích nhất : Nam châm
Biểu tượng yêu thích : Bông hồng thủy tinh
Bài hát yêu thích : Bài ca sông Hồng
Loài cây yêu quý nhất : Cây bàng
Sợ nhất : Con số không
Khoảng thời gian khó quên nhất : Ngày hôm qua.
Từ điển vui về từ " Văn "
- Học văn gọi là... Văn học.
- Văn có thể biến hóa là... Văn hóa!
- Văn ăn được là... Văn khế!
- Văn có thể mặc là... Văn khố!
- Văn biết nói là... Văn tự.
- Văn viết về đề tài chiến tranh là... Văn võ!
Từ điển vui về từ " Ong "
- Ong làm trong ngành địa chính là... Ong đất!
- Ong làm họa sĩ là... Ong vẽ!
- Ong gây ô nhiễm môi trường là... Ong ruồi.
- Ong có tay nghề cao là... Ong thợ.
- Ong mà phản bội là... Ong tay áo!
- Ong dùng để làm chất đốt là... Than tổ ong!
- Ong cứng nhất là... Đá ong!
Học sinh với âm nhạc
- Học sinh : Ca sĩ.
- Lên bảng trả bài : Bước lên sân khấu.
- Làm bài tập ở nhà : Luyện giọng !
- Đi học thêm: Chạy sô !
- Bị ghi tên sổ đầu bài: Chân dung nghệ sĩ !
- “Trúng tủ” kiểm tra : Cuộc đời vẫn đẹp sao.
- Giờ sinh hoạt lớp : Điểm hẹn âm nhạc !
- Đi học muộn phải trèo tường : Con đường ngày ngày tôi đi qua !
- Được nghỉ học : Một ngày bình yên.
- Lên bảng không trả lời được: Lặng thầm.
- Đang ngủ bị... cô đánh thức: Đánh thức tầm xuân !
- Giờ kiểm tra: Cơn bão.
- Bị mời ra khỏi lớp : Giã từ phượng vĩ.
- Ở lại viết bản kiểm điểm : Trống vắng.
- Bị bố mẹ mắng : Hành khúc ngày và đêm.
- Kiểm tra bị “bí” : Ước gì...
- Kết thúc năm học : Một thời để nhớ.
- Học sinh lười mơ được điểm cao : Giấc mơ xinh !
- Tự làm bài kiểm tra : Tôi là tôi.
- Nghe bố mẹ mắng : Khúc ca bốn mùa.
- Học sinh tiết kiệm : Con heo đất.
- Học sinh ngồi bàn đầu : Tóc gió thôi bay.
- Không thuộc bài : Ngẩn ngơ áo trắng.
- Học sinh thi lại : Khoảnh khắc.
- Bị... đúp : Ta chẳng còn ai !
- Học sinh “bập” vào yêu sớm : Dại khờ.
- Đi học : Con đường đến trường
- Vào lớp : Lớp chúng mình
- Được điểm tốt : Niềm tin chiến thắng
- Thầy cô khen : Đường đến đỉnh vinh quang
- Nỗ lực học tập : Vì một thế giới ngày mai
- Ngủ gật : Em mơ về anh
- Mơ màng yêu đương : Giấc mơ tình yêu
- Không chú ý nghe giảng : Dòng sông lơ đãng
- Học xong ra về : Tạm biệt
- Giữa đường hỏng xe : Xe đạp ơi
- Về nhà : Lối cũ ta về
- Nghỉ hè : Vào hạ
- Vào năm học mới : Vĩnh biệt mùa hè
- Xin tiền : Cha yêu , mẹ yêu
Học sinh với bóng đá
Với sự tham gia của :
- Thầy cô giáo: Trọng tài.
- Cha mẹ học sinh: Huấn luyện viên.
- Học sinh: Cầu thủ, thủ môn.
Diễn biến trận đấu:
- Bị gọi lên bảng : Thủ môn đứng trước quả phạt đền!
- Điểm kém : Sút thủng lưới nhà !
- Điểm cao : Ghi bàn rồi !
- Quay bài bị nhắc nhở : Thẻ vàng.
- Bị phạt đứng góc lớp : Phạt góc !
- Bị đuổi ra khỏi lớp : Thẻ đỏ.
- Học kỳ 1 : Đá lượt đi.
- Học kỳ 2 : Thi đấu trận lượt về !
- “To nhỏ” trong giờ kiểm tra : Phối hợp ghi bàn !
- Bị viết bản kiểm điểm : Treo giò !
- Ra chơi : Thời gian nghỉ giữa hai hiệp đấu !
- Từ tiết 1 đến tiết 4 : Hiệp 1, hiệp 2, hiệp phụ thứ nhất và thứ 2 !
- Tiết 5 : Thi sút luân lưu 11m !
Học sinh và điện ảnh
Bài tập làm văn của học sinh dốt : Đến thượng đế cũng phải cười
Nói chuyện trong lớp : Câu chuyện bất tận
Quà vặt trong ngăn bàn : Của để dành
Con gái đanh đá : Những cô gái hành động
Đi học muộn phải leo tường : Người nhện
Bị bắt khi quay cóp : Nước mắt học trò
Bố mẹ xem sổ liên lạc : Sự thật
Được điểm 10 : Xứng danh anh hùng.
Học sinh với các chuyên mục trên ti vi
Học sinh giơ tay trả lời : Hãy chọn giá đúng
Giờ ra chơi : Ở nhà chủ nhật
Cô giáo giảng bài : Đuổi hình bắt chữ
Các tiết học trong ngày : Hành trình văn hóa
Học lịch sử : Theo dòng lịch sử
Được điểm mười : Đường lên đỉnh Ôlympia
Giờ kiểm tra : Vượt qua thử thách
Được cô khen : Đường đến vinh quang
Cây hài của lớp : Vui cùng gala cười
Cuộc thi văn nghệ : Trò chơi âm nhạc
Người giữ quỹ lớp : Ai là triệu phú...
Học sinh thích đọc truyện cổ tích : Vườn cổ tích
Học sinh nữ duyên dáng : Nữ sinh và tương lai
Học sinh với quảng cáo
Có giày xịn : Bitits , nâng niu bàn chân việt
May đồng phục mới : Ômô , áo trắng ,ngời sáng tương lai
Học sinh chải chuốt : Líp ai , nhớ hoài đôi môi xinh
Lên bảng không trả lời được : Nếu tóc bạn biết nói , tóc bạn sẽ nói gì
Học sinh đi lao động : Hãy lắng nghe cơn khát của bạn
Học sinh ngủ gật trong giờ : Cho trí tưởng tượng bay xa
Học sinh điểm cao : Đam mê sự hoàn hảo
Học trò cá biệt : Ấn tượng khó phai
Học trò bốc phét : Thổi ngoài sức tưởng tượng
Học trò ăn quà : Thơm ngon đến hạt cuối cùng
Học trò xin điểm : Ngọt ngào như vòng tay âu yếm
Từ điển vui về từ " Chết "
1/ Chết trong chùa gọi là Tự Tử.
2/ Chết một cách lãng xẹt gọi là Lãng Tử.
3/ Bị chấy rận cắn chết gọi là Chí Tử.
4/ Bị điện giật mà chết gọi là Điện Tử.
5/ Đi ăn yến tiệc, đi "tè" mà chết gọi là Tiểu Yến Tử.
6/ Chết đuối gọi là Giang Tử.
7/ Chết ở nông trại gọi là Trang Tử.
8/ Người to lớn mà chết gọi là Khổng Tử.
9/ Không ốm đau mà chết gọi là Mạnh Tử.
10/ Chết khi mọi việc đã hoàn tất gọi là Chu Tử.
11/ Cha chết gọi là Phụ Tử, mẹ chết gọi là Mẫu Tử.
12/ Em chết gọi là Đệ Tử, vợ chết gọi là Thê Tử.
13/ Chồng leo núi mà chết gọi là La Sơn Phu Tử.
14/ Thầy giáo chết gọi là Sư Tử.
15/ Học trò chết gọi là Sĩ Tử.
16/ Chết khi còn nhỏ gọi là Tiểu Tử.
17/ Quân lính chết gọi là Quân Tử.
18/ Bị đánh bầm dập mà chết gọi là Nhừ Tử.
19/ Chết mà bị chặt ra từng khúc gọi là Thái Tử.
20/ Bị lạnh, thiếu áo mặc mà chết gọi là Hàn Mặc Tử.
21/ Bị cảm mà chết gọi là Cảm Tử.
22/ Nhiều người cùng chết gọi là Đồng Tử.
23/ Chết vì tò mò gọi là Thám Tử.
24/ Chết trong yên bình gọi là Yên Tử.
25/ Chết khi sinh con gọi là Sinh Tử.
26/ Chết mà thân thể còn nguyên gọi là Nguyên Tử.
27/ Chết mà thân thể không còn nguyên gọi là PhânTử.
28/ Chết chậm chạp từng phần gọi là Phần Tử.
Nguồn http://buonqua.org/bq/zui/tudienvui.htm